pacman, rainbows, and roller s
Trang chủ
Kho game cực đỉnh 2012
Những Câu đối Tết Hay


Chưng câu đối đỏ chào Xuân, nỗi Nước, nỗi nhà, chữ Hạnh Phúc bùi ngùi không muốn viết.

Gặp những bạn thân chúc Tết, tiền già, tiền bịnh, câu Phát Tài lạc lõng chẳng buồn nghe.

“Thiên tăng tuế nguyệt, niên tăng thọ
Xuân mãn càng khôn, phúc mãn đường”

(Trời thêm tuổi mới, năm thêm thọ
Xuân khắp càn khôn, phúc khắp nhà)


“Tối ba mươi khép cánh càn khôn, ních chặt lại kẻo Ma vương đưa quỷ tới,

Sáng mồng một lỏng then tạo hóa, mở toang ra cho thiếu nữ rước Xuân vào” 

(Hồ Xuân Hương)

“Chiều ba mươi nợ réo tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa,

Sáng mồng một rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà" 

(Nguyễn Công Trứ)

“Tối ba mươi, giơ cẳng đụng cây nêu
Ủa ! Tết !

Sáng mồng một, lắng tai nghe lời chúc
Ồ ! Xuân !” ()

“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” ()

- Phước thâm tự hải (hạnh phúc nhiều sâu như biển)
- Lộc cao như sơn (của cải nhiều cao như núi)

Có là bao, ba vạn sáu ngàn ngày, được trăm cái Tết
Ước gì nhỉ, một năm mười hai tháng, cả bốn mùa Xuân. ()

Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ
Nhân bách hạnh hiếu vi tiên.

(Năm có bốn mùa, mở đầu bằng mùa Xuân;
Người ta có trăm tính nhưng tính hiếu thảo là cần trước hết.)


Xuân tha hương, nhấp giọt rượu sầu, nhớ vòm trời đất nước !
Tết xứ người, hớp ngụm cafe đắng, thương mảnh đất quê nhà ! 
(Quảng Ngôn)

Tân niên hạnh phúc bình an tiến
Xuân nhật vinh hoa phú quý lai

Nghĩa là: 
Năm mới hạnh phúc bình an đến
Ngày Xuân vinh hoa phú quý về.

Ðuột trời ngất một cây nêu, tối ba mươi ri là Tết
Vang đất đùng ba tiếng pháo, rạng ngày mồng một rứa cũng Xuân 
(Nguyễn Công Trứ)

Ðấp gốc cây cao, Tết đến thắp hương thơm đèn sáng,
Khơi nguồn nước mát, Xuân về dâng trái ngọt hoa thơm.

Tối ba mươi, nợ réo tít mù, ấy mới Tết,
Sáng mồng một, rượi tràn quí tị, ái chà Xuân.

Tết có cóc gì đâu, uống một vài be củ tỏi,
Nợ đâm ương ra đó, nói ba bốn chuyện cà riềng.
(Nguyễn Công Trứ)

Chung kỳ, bái địa, sầu kê khứ
Khởi hạn, giao thiên, hỷ cẩu lai

“Tối ba mươi, giơ cẳng đụng cây nêu
Ủa ! Tết !

Sáng mồng một, lắng tai nghe lời chúc
Ồ ! Xuân !” ()

“Thiên tăng tuế nguyệt, niên tăng thọ
Xuân mãn càng khôn, phúc mãn đường”

(Trời thêm tuổi mới, năm thêm thọ
Xuân khắp càn khôn, phúc khắp nhà)

Trời thêm tuổi mới, người thêm thọ
Xuân khắp mọi nơi, phúc khắp nhà

Ba vạn sáu ngàn ngày, góp lại chốc đà trăm bận Tết,
Một năm muời hai tháng, ước chi đủ cả bốn mùa Xuân.

Nực cười thay! Nêu không, pháo không, vôi bột cũng không, mà Tết,
Thôi cũng được! Rượu có, nem có, bánh chưng đều có, thừa Xuân.
(Tú Xương)

Ủa! Tết đến rồi đó, chẳng lẽ trơ cùi cùng tuế nguyệt,
Kìa! Xuân sang đấy ư, thôi đành mở múi với giang sơn.

Ngào ngạt mùi hương, dẫu tại đất người, không mất gốc,
Lung linh ánh lữa, dù xa quê cũ, chẳng quên nguồn.

Xuân vẫn còn dài, hướng đến tương lai vùng đất mới,
Tết dù đã ngắn, quay nhìn dĩ vãng cảnh người xưa.

Già trẻ gái trai đều khoái Tết,
Cỏ cây hoa lá cũng mừng Xuân.

Chúng nó dại vô cùng, pháo nổ đì đùng thêm mất chó,
Ông đây khôn bất trị, rượu say túy lúy lại nằm mèo 
(Nguyễn Khuyến)

Đêm 30 nghe tiếng pháo nổ... Đùng !... ờ ờ... Tết 
Sáng mùng 1 ra chạm niêu đánh... Cộc !... á à... Xuân

Xuân tha hương, sầu thương về quê mẹ
Tết xa nhà, buồn bã nhớ quê cha

Tết với chả xuân, sáng mì gói tối mì gói, sợ vợ buồn ngán mà không bỏ nuốt vội để mà no
Dậu rồi thì Tuất, xưa kéo cày nay kéo cày, lo chủ đuổi mệt chẳng dám ngưng làm nhanh không mất việc.

Số lông vịt xác xơ, tiền chỉ mấy xu, sắm nào được gì, nên không mong tết
Đời ve chai tan nát, tuổi đà dăm bó, cho có ai thèm, mới chẳng tiếc xuân.

Đêm ba mươi, đếm tờ lịch, ba mươi tờ buồn xa tháng cũ
Sáng mồng một, ngắm cành mai, đơn một cành vui đón năm mới.

Khoai lang sùng nhúng bột… chiên, đậm đà vị mứt mốc, thẫn thờ tưởng nhớ tết quê cha
Hột mít sượng lùi tro… nướng, thoang thoảng mùi chè thiu, đờ đẫn mơ màng xuân đất mẹ.

Tết tha hương có bánh chưng, bánh tét sao không thấy tết
Xuân viễn xứ cũng cành đào, cành mai mà chẳng gặp xuân.

Tạm biệt năm cũ, chú gà lục đục cuốn gói ra đi, ngậm ngùi nơi viễn xứ
Đón mừng xuân mới, anh chó tưng bừng xách giỏ vào nhà, rộn ràng chốn quê hương.

Xuân tha hương, nhớ nhà thương mẹ
Tết viễn xứ, thương nước nhớ cha

Tiến sĩ Hà Sĩ Phu: Thưa các quí thính giả, tôi rất cảm ơn Ðài Châu Á Tự Do đã cho chúng ta có dịp để trò chuyện về một phong tục của dân tộc đó là chuyện Câu Ðối Tết.

Trước hết tôi xin giới thiệu 3 câu đối Tết của tôi năm nay, quanh cái Tết con Chó, tức là con Gà thì đi mà con Chó thì đến.

Trước hết tôi xin nói, năm nay, mặc dù là năm Gà, nhưng xúc cảm của tôi đối với năm Gà cũng rất mạnh, bởi vì anh Gà năm nay bị một cái tai nạn Cúm Gia Cầm H5N1. Ðộc đáo là thế này, chúng ta biết là trong 12 con Giáp, toàn là con thú 4 chân, thế chỉ có loài Bò Sát không chân là Rồng, Rắn thì chỉ có 2 thôi và đặc biệt loại Cầm Ðiểu đó chỉ có mỗi mình anh Gà. Ðúng cái năm con Gà thì lại sinh ra Cúm Gà.

Câu Ðối thứ nhất của là như thế này:

Gặp cúm gia cầm, GÀ biệt xứ ! 
Ðến thời lục súc, CHÓ lên ngôi ! 

Việt Hùng:Dạ vâng, lục súc ở đây thì xin được hiểu là như thế nào ạ?

Bạn nghĩ gì về những câu đối này?Xin mời email về Vietnamese@www.rfa.org
Tiến sĩ Hà Sĩ Phu: Ðến thời lục súc, CHÓ lên ngôi!

Tại sao tôi lại dùng, đến thời lục súc, bởi vì trong 12 con Giáp cái anh Cầm Ðiểu chỉ có mỗi con Gà, bởi vì sau Gà trở đi là đến anh Chó, sau Chó là đến anh Lợn, thế mà xét về Gia Súc thời ngoài ra còn có anh Ngựa, anh Dê, thế sau đó là đến Chuột, Trâu, rồi Hổ, Mèo thì cũng là loài thú 4 chân cả.

Thế cho nên rất là lạ là cái anh thủ 4 chân chiếm tới 9 con, thế cho nên tôi mới gọi là: Ðến thời lục xúc, CHÓ lên ngôi ! tức là thời của Gà quá ngắn ngủi mà lục xúc thì không chỉ năm nay thôi, còn kéo dài nhiều năm nữa. Cảm xúc của tôi năm GÀ đi mà năm CHÓ đến là câu đó.

Thế nhưng mà câu thứ 2 mà tôi cho là tôi có nhiều cảm xúc nhất, trước hết là vì thế này, trước độ 1 tuần, ông Bùi Minh Quốc có viết môt cuốn Tiểu Thuyết và có đưa tôi xem đọc bản thảo, trong đó đặc biệt là ông ấy có tả quanh cảnh của một Trại nuôi Chó, để làm thịt bán, mà nuôi một cách công nghiệp.

Ðọc những cái đó thì tôi mới nảy ra ý định là năm Chó này tôi phải tặng các xí nghiệp nuôi cho công nghiệp một Câu Ðối. Câu đối của tôi để dán cổng các xí nghiệp đó là gì:

Bảy món cầy tơ, mấy chú vện vằn đang khởi "sắc" ! 
Một bày ... ba quân í oẳng sắp lên "hương" ! - Khởi sắc tức là khi Chó thui thì sẽ lên cái mầu Chó thui: Bảy món cầy tơ, mấy chú vện vằn đang khởi "sắc" ! 

- Ðối với: Một bày ... ba quân í oẳng sắp lên "hương" ! 

Việt Hùng:Nhưng mà thưa ông, nếu mà Chó lại vừa có cả "sắc" cả "hương" thì mới "cho sắc hướng" hay là "hương sắc chó" hay sao ạ?

Tiến sĩ Hà Sĩ Phu: Tôi bằng lòng với câu này, bới vì tôi thấy có một tứ xuất hiện rất bất ngờ, tức là ở đời mà có cả "hương", cả "sắc" thì khó lắm. Ðến rất nhiều thứ đẹp ở trên đời là Hoa, thì có Hoa có "sắc" mà lại không có "hương". Có Hoa có "hương" mà lại không có "sắc".

Ấy thế mà trong giới động vật thì chỉ có mỗi con Chó là có đủ cả "sắc" lẫn "hương", nhưng mà phải là đáng yêu cơ !

Nó phải là cái đồ đáng yêu cơ thì người ta thui thì nó mới ra "sắc" , nói mới "khởi sắc". Và người ta đem nấu với Giềng, Mẻ và Mắm Tôm thì mới lên "hương". Tôi thấy ý này thì chí có anh Chó mới có.

Thế còn Câu thứ 3, cũng là câu Vịnh con Chó, làm sao mà có thể đưa các đặc điểm điển hình của con Chó vào câu đối thì tôi nghĩ ra câu thế này.

- anh Chó một là trung thành, trung thành nhất là con Chó, người ta gọi là nó có nghĩa đó.

- thứ hai nữa Chó là loại ăn bẩn, ăn cái thứ mà không động vật nào ăn được thì nói lại khoái khẩu nhất.

Ðầu tiên là tôi nghĩ ra câu:

Trung thành rất mực mà ăn bẩn 
Hống hách như sồm, chẳng biết dơ

Chó thì hung hăng, Chó sồm thì không ra cắn người. Nhưng mà sau đó nhà thơ Bùi Minh Quốc, ông đọc, ông bảo là, trung thành rất mực là một đặc điểm tốt, trung thành là một đức tính, thế nhưng mà văn cảnh ở đây là để chơi.

Thế thì ông Quốc nói là, trung thành rất mực, cũng có cái hay "mực" cũng là con Chó để đối với con Chó sồm. Nhưng mà trung thành hết mực mà lại ăn bẩn thì thấy tội nghiệp cho đức tính trung thành. Thế thì tôi nghĩ là ông Quốc góp thế thì tôi chuyển thì mới ra câu thế này:

Trung thành ra phết, mà ăn bẩn ! 
Nô lệ thò đuôi, chẳng biết dơ ! 

Trung thành, trung thành ra phết thì cũng không có phải là cái hay ho gì. Vế thứ hai nữa là, tôi cũng thích câu thứ hai, tức là: Nô lệ thò đuôi, chẳng biết dơ ! 

Chẳng biết dơ này, "dơ" có nghĩa đen tức là đi với ăn "bẩn" ở trên. Sở dĩ nó không biết bẩn thì nó mới ăn bẩn được, chứ còn nó thấy cái "cục" đó "dơ" thì nó cũng không dám ăn.

Còn, anh nô lệ thì anh cảm thấy anh cuối đầu, rồi nếu là loài có đuôi thì phải cụp đuôi, rồi cúp đuôi lại, thế nhưng anh Chó lại đặc biệt ở chỗ, anh Chó là nô lệ rõ ràng, là tai sai đắc lực đây, thế mà nó cũng không cúp đuôi đâu. Nó cũng vểnh đuôi, thò đuôi tử tế mà thậm chí lại tung tăng, rất là hãnh diện, nhưng kỳ thực thân này vẫn là thân nô lệ. Thế cho nên, anh này thò đuôi nhưng vẫn là nô lệ. Nô lệ thò đuôi, mà chẳng biết dơ !

Thà rằng, cụp đuôi vào thì lại còn hợp cách hơn. Thế tóm lại đó là 3 câu mà nhân năm con Chó, con Gà đi, con Chó đến thì tôi xin làm 3 câu đối như vậy.

Việt Hùng:Tại sao lại là: Trung thành ra phết, mà ăn bẩn ! 

Tiến sĩ Hà Sĩ Phu: Thưa ông, những câu đối thì nó vẫn cứ đa nghĩa thế thì tác giả có khi cũng chưa hiểu hết những các ý của mình nói ra đâu, thế cho nên rằng ý khác phải nhường cho người đọc....

Ngoài ra những câu mà tôi đã làm hoàn chỉnh, tức là có cả vế trên vế dưới, thì chúng tôi cũng xin làm vài bà cái mẫu, mới có một vế, xin để nhường các quí vị thính giả của Ðài ở đây hôm nay.

Việt Hùng:Thế những câu Mời Ðối mà ông Hà Sĩ Phu từ Ðà Lạt gửi tới quí thính giả trong và ngoài nước ra sao? Mời quí vị nhớ đón nghe trong một buổi phát thanh tới. 


Trang chủ
18/05/24

Trực tuyến:

1